6 sai lầm trong vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp

6 sai lầm trong vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp

6 sai lầm trong vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp

6 sai lầm trong vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp

     Trong vận chuyển hàng hóa, có rất nhiều khía cạnh mà doanh nghiệp cần quan tâm. Chỉ một mắt xích nhỏ trong quy trình bị lỗi có thể khiến cho việc vận chuyển hàng hóa gặp vấn đề. Vậy đâu là những vấn đề mà doanh nghiệp thường gặp phải nhất và làm thế nào để không mắc phải những sai lầm này?

 

Sai lầm trong vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp chủ hàng


 

Không tận dụng lợi thế của hình thức giao hàng nhanh để vận chuyển hàng hóa

 

     Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh nhất để người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm. Chi phí vận chuyển hàng hóa thấp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định giá cả và ảnh hưởng đến quyết định của người mua. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng sẵn sàng chờ đợi trong thời gian dài hơn để giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng thông thường mà bỏ qua dịch vụ giao hàng hỏa tốc. Bởi lẽ, với yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, khách hàng giờ đây mong muốn hàng hóa được giao nhanh nhất có thể và họ không ngại bỏ thêm chi phí để hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng. 

 

 

Không chuẩn bị cho mùa cao điểm

 

     Vào mùa cao điểm, dịp lễ và các ngày giảm giá đặc biệt, số lượng đơn hàng của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuẩn bị, đóng gói và hoàn thành đơn hàng. Nếu không có một quy trình tối ưu về vận hành và lưu trữ, doanh nghiệp rất có thể sẽ gặp phải tình trạng quá tải. Chưa kể, vào mùa cao điểm, các đơn vị vận chuyển cũng thường quá tải và giá vận chuyển sẽ tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị đầy đủ cả về nhân lực để hoàn thành đơn hàng, cả các phương án dự phòng về đơn vị vận chuyển.

 

Không kiểm soát được đối tác vận chuyển hàng hóa

 

     Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí để xây dựng một đội xe nội bộ là khá lớn, vì vậy, họ  thường sử dụng đội xe thuê ngoài và các đơn vị vận chuyển. Đây là một chiến lược hiệu quả về mặt chi phí và vận hành. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp giao hoàn toàn một quy trình bán hàng cho đơn vị khác và không có quyền điều khiển toàn bộ quy trình này. Nếu quá trình giao hàng phát sinh lỗi của đơn vị vận chuyển, hàng hóa đến tay khách hàng có thể bị hư hỏng, ảnh hưởng tới đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp.

 

 

Sai lầm của doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa


 

Không phân biệt rõ khu vực lấy hàng và khu vực lưu trữ hàng hóa

 

     Các doanh nghiệp vận tải thường không phân khu vực nhặt hàng để giao và khu vực kho chính thành 2 khu riêng biệt do hạn chế về diện tích kho. Tuy nhiên, chính sự “tiết kiệm” này lại gây ra một sự lãng phí khác bởi hàng hóa nhập kho sẽ chiếm chỗ của hàng hóa xuất kho. Đặc biệt, nếu hai khu vực này không được phân chia rõ, việc nhầm lẫn hàng hóa rất dễ xảy ra và khiến việc tìm hàng xuất kho trở nên khó khăn hơn.

 

Không cải tiến về công nghệ trong vận chuyển hàng hóa

 

     Chuyển đổi số đã giúp cho ngành logistics được tối ưu hóa hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn coi logistics là một ngành truyền thống và chưa áp dụng nhiều công nghệ vào hoạt động logistics của mình. Vì vậy, hoạt động logistics và vận chuyển hàng hóa nội địa và cả quốc tế ở Việt Nam vẫn chưa được tối ưu so với quốc tế. 

 

 

Không xác nhận thông tin người nhận

 

     Và sai lầm cuối cùng của các doanh nghiệp giao vận chính là không xác nhận thông tin người nhận trước khi giao hàng. Điều này gây ra sự lãng phí thời gian và nguồn lực đáng kể do đơn vị vận chuyển phải liên tục giao lại kiện hàng và hoàn trả hàng về cho người bán. Đồng thời, người bán cũng phải chịu thêm khoản chi phí hoàn hàng, bên cạnh thời gian và nguồn lực mà đơn vị vận chuyển phải bỏ ra để giao và trả hàng.