3 hậu quả khi hoạch định tuyến đường không hiệu quả

3 hậu quả khi hoạch định tuyến đường không hiệu quả

3 hậu quả khi hoạch định tuyến đường không hiệu quả

3 hậu quả khi hoạch định tuyến đường không hiệu quả

     Hoạch định tuyến đường là công việc cần thiết với các doanh nghiệp vận tải hoặc các doanh nghiệp có đội xe vận chuyển hàng hóa. Thế nhưng, cách hoạch định tuyến đường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, đây là một vấn đề cần nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn coi đây là một hoạt động truyền thống, kế hoạch tuyến đường giao hàng được thực hiện thủ công và không hiệu quả.

 

Hoạch định tuyến đường không hiệu quả gây ra những vấn đề gì?


 

     Hoạch định tuyến đường chưa bao giờ là một câu chuyện đơn giản. Không chỉ cần xác định tuyến đường mà tài xế cần giao hàng, bạn còn phải cân nhắc đến các yếu tố như tình hình giao thông, tình trạng tuyến đường, thời tiết, các yếu tố liên quan đến khách hàng hay rất nhiều biến số khác. 

 

 

Lãng phí nhiên liệu là một hậu quả của hoạch định tuyến đường không hiệu quả

 

     Một trong những hậu quả “nhãn tiền” của hoạch định tuyến đường không tối ưu chính là sự tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn mức cần thiết. Đội xe của doanh nghiệp rất có thể sẽ phải đi các quãng đường xa hơn trong thời gian dài hơn do kế hoạch tuyến đường chưa được tối ưu. Chính quãng đường xa hơn và thời gian dài khiến khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trở nên lớn hơn rất nhiều. Một ví dụ điển hình cho việc kế hoạch tối ưu tuyến đường có thể giúp tiết kiệm chi phí xăng dầu có thể kể đến hãng vận tải UPS. Nhờ kế hoạch tuyến đường được tối ưu với công nghệ, UPS đã tiết kiệm được tới 37,8 triệu lít dầu/năm (tương đương hàng chục triệu đô la Mỹ). Đây là một con số rất lớn đối với bất cứ công ty vận tải nào cũng như góp phần ảnh hưởng tích cực tới môi trường.

 

Hoạch định tuyến đường không hiệu quả gây tốn thời gian

 

 

     Đây tiếp tục là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải tiêu tốn nếu không hoạch định tuyến đường hiệu quả. Tuy nhiên, khoản chi phí này thường không được để ý tới quá nhiều trong quá trình các doanh nghiệp vận hành. Trong điều kiện có quá nhiều điểm giao ở các vị trí cách xa nhau, nếu không tối ưu tuyến đường, tài xế có thể mất nhiều thời gian để di chuyển giữa các điểm. Từ đó, rất có thể tài xế sẽ trễ giờ giao hàng tới các điểm. Vào năm 2016, với kế hoạch tuyến đường tối ưu, UPS đã tiết kiệm được tới 98 triệu giờ giao hàng. Điều đó có nghĩa rằng họ có thể giao hàng tới nhiều điểm hơn trong cùng một thời gian làm việc.

 

Hoạch định tuyến đường không hiệu quả làm tăng chi phí nhân sự 

 

 

     Trước đây, để hoạch định tuyến đường, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều nhân sự để thực hiện nhiệm vụ này. Chi phí cho nhân sự không phải là một khoản nhỏ trong thời gian dài. Trong khi đó, họ hoàn toàn có thể xây dựng những kế hoạch đường đi tối ưu hơn chỉ với một phần mềm. Ví dụ, một công ty thực phẩm lớn tại Việt Nam trước đây cần tới 4 nhân sự để lên kế hoạch tuyến đường trong nửa ngày làm việc. Sau khi sử dụng giải pháp công nghệ từ Abivin, công ty này chỉ cần một nhân sự lập kế hoạch trong vòng vài phút. Tuy đầu tư vào công nghệ có thể là một khoản chi phí không nhỏ, nhưng đây là khoản đầu tư xứng đáng và mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

     Ngoài ra, với kế hoạch tuyến đường không được tối ưu, doanh nghiệp còn có thể tốn thêm chi phí cho nhân sự tài xế. Do tuyến đường chưa được tối ưu, việc giao hàng của các tài xế thường sẽ không hiệu quả cả về số lượng điểm giao lẫn thời gian giao hàng. Khi không hoàn thành được toàn bộ điểm giao trong thời gian làm việc, rất có thể tài xế sẽ phải làm thêm giờ để hoàn thành kế hoạch. Lúc này, nếu doanh nghiệp chưa có quy định rõ ràng về thời gian làm việc, rất có thể họ sẽ phải tốn thêm chi phí làm ngoài giờ cho nhân sự.